Có phải bạn đang bắt đầu tìm hiểu về da nhạy cảm và cách chăm sóc da không? Dành ra 5 phút đọc nhanh bài viết này để nắm vững “tất tần tật” kiến thức cơ bản chăm da mặt nhạy cảm nhé!
Da nhạy cảm là tình trạng da mỏng, dễ bị ngứa, châm chích, nóng rát, mẩn đỏ, sần sùi, nổi mụn,... khi tiếp xúc với ánh mặt trời, bụi bẩn trong không khí hoặc mỹ phẩm gây kích ứng.
Tình trạng nhạy cảm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu vẫn là ở mặt. Nguyên nhân khiến da mặt nhạy cảm là do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương nên không còn làm tốt chức năng che chắn và bảo vệ nữa. Nếu không nhanh chóng tìm cách khôi phục về tình trạng khỏe mạnh thì da sẽ bị tổn thương nặng, nhanh lão hóa.
Trước khi tìm cách chăm sóc da nhạy cảm tại nhà chúng ta cần tìm hiểu kỹ về các tình trạng thường gặp của da để biết cách phân biệt và chữa trị đúng chuẩn. Cùng là da nhạy cảm nhưng tùy vào cơ địa, tình trạng da của từng người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có 3 loại da nhạy cảm phổ biến là:
- Da dầu mụn nhạy cảm: da thường đổ dầu ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm), dễ bị nổi mụn, mẩn đỏ khi tiếp xúc với các tác nhân gây nhạy cảm nhiều hơn so với các loại da khác.
- Da khô nhạy cảm: ở tình trạng này, bạn sẽ luôn có cảm giác da khô rát, kèm theo đó có thể là ngứa, bong tróc da và thậm chí là thấy rát khi rửa mặt với các sản phẩm chứa nhiều hương liệu, xà phòng.
- Da mỏng nhạy cảm: là tình trạng da mỏng tới mức có thể nhìn thấy mao mạch bên dưới da, da lập tức bị kích ứng khi thay đổi thời tiết hoặc sau khi dùng mỹ phẩm không an toàn.
Tuy có nhiều trạng thái khác nhau, nhưng tựu trung cách chăm sóc da nhạy cảm tại nhà chỉ có một đó là tuân thủ chu trình skincare cho da nhạy cảm với 3 “thần chú”: làm sạch, dưỡng ẩm, chống nắng.
Lưu ý, vì rất dễ tổn thương nên để chăm sóc da nhạy cảm đúng cách cần chọn sản phẩm phù hợp. Theo lời khuyên của các bác sĩ da liễu thì nên dùng Cetaphil - thương hiệu dược mỹ phẩm số 1 tại Mỹ, với các sản phẩm chăm sóc da an toàn, lành tính, có chứng nhận y khoa an toàn cho da nhạy cảm.
Bước 1: Làm sạch
Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với Cetaphil Gentle Skin Cleanser với độ pH bằng 6.3 (tương đương độ pH tự nhiên trên da mặt) để làm sạch dịu nhẹ nhưng vẫn giữ lại được lớp màng ẩm quý giá. Đặc biệt, Cetaphil Gentle Skin Cleanser có thành phần lành tính, không xà phòng, không hương liệu nên không gây kích ứng, rất phù hợp với những làn da nhạy cảm dễ tổn thương.
Bước 2: Dưỡng ẩm
Làm sao để da khỏe mạnh? Câu trả lời là hãy cấp ẩm cho da. Dù là da dầu mụn hay da mỏng, da khô đều cần cấp ẩm để da luôn mềm mướt, khỏe mạnh, chống lại các tác hại xấu từ bên ngoài.
- Với những làn da nhạy cảm thiên dầu nên dùng dưỡng ẩm Cetaphil Moisturizing Lotion vì sản phẩm có kết cấu dạng sữa, thấm nhanh, không gây nhờn rít.
- Với làn da mỏng, da thiên khô nên dùng dưỡng ẩm Cetaphil Moisturizing Cream với dạng kem, giúp cấp ẩm tức thì, giữ ẩm lâu.
Ngoài việc cấp ẩm tốt, Cetaphil Moisturizing Lotion và Cetaphil Moisturizing Cream đều có thành phần an toàn, lành tính, bảo vệ da khỏi 5 dấu hiệu nhạy cảm: khô, dị ứng, căng, thô ráp, màng ẩm suy yếu.
Lưu ý: Nên bôi dưỡng ẩm cho da mặt nhạy cảm ngay sau bước làm sạch để sản phẩm được thẩm thấu tốt nhất!
Bước 3: Chống nắng
Điều trị da nhạy cảm không thể thiếu kem chống nắng Cetaphil UVA/UVB Defense Very High Sun Protection SPF 50+ vì đây chính là bước bảo vệ cuối cùng cho da. Sản phẩm không chỉ giúp chống lại các tác động xấu từ môi trường, cho da luôn an toàn và khỏe mạnh trước tia cực tím UVA/UVB mà còn lành tính, được bác sĩ da liễu khuyên dùng cho da mặt nhạy cảm.
Tóm lại, skincare cho da nhạy cảm không quá khó, dù bạn đang tìm hiểu skincare routine cho da dầu mụn nhạy cảm, các bước skincare cho da khô nhạy cảm hay cách phục hồi da mỏng nhạy cảm,... thì đều có thể áp dụng 3 “thần chú” chăm da là: làm sạch - dưỡng ẩm - chống nắng. Hãy kiên nhẫn chăm da mỗi ngày, chỉ dùng những sản phẩm uy tín như Cetaphil để sớm có làn da đẹp khỏe, diện mạo tự tin nhé!